Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chính của Việt Nam và rất được ưa chuộng với nhiều cách pha chế. Hãy cùng tìm hiểu tất tần tật định nghĩa cà phê là gì, nguồn gốc, các loại cà phê và xuất xứ của chúng ở Việt Nam nhé.
I. Cà phê là gì
Cà phê là thức uống được chế biến từ quá trình ủ nở và lọc lấy phần nước đậm đặc của hạt cà phê sau khi rang xay. Thức uống này có vị đắng, thơm nồng và giúp người dùng tỉnh táo, kích thích trí não làm việc.
Hiện nay có nhiều loại cà phê với cách pha chế khác nhau nhưng phổ biến nhất là 3 loại: Cà phê rang xay, cà phê hòa tan pha săn và cà phê túi lọc. Mỗi loại sẽ cho một hương vị và cách pha chế khác nhau.
– Cà phê rang xay: Sử dụng phin cà phê để ủ nở và chắt lấy phần nước cà phê đậm đặc, thường mất khoảng 5-15p để pha chế.
– Cà phê hòa tan: Là loại cà phê bột có thể hòa tan và uống liền nhanh chóng, chỉ mất khoảng 1-3p, có mùi thơm nhưng vị không đậm đà như cà phê phin (rang xay)
– Cà phê túi lọc: Đây là sản phẩm cà phê pha sẵn mới, có cách pha chế gần giống cà phê rang xay, nhưng không cần để cà phê nhỏ giọt mà đổ nước trực tiếp lên cà phê từ từ để lược lấy nước cà phê. Thường sử dụng trong các thức uống cà phê nước ngoài như Americano, Latte
1. Nguồn gốc của cà phê
Cà phê là tên phiên âm tiếng Việt của từ Café bắt nguồn của nước Pháp. Loài cây này phù hợp với điều kiện thời tiết, nhiệt độ của các vùng nhiệt đới gần đường xích đạo như Việt Nam, Madagascar, Brazil_nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới.
2. Đặc điểm cà phê
Cà phê có tác dụng giúp người dùng có thể tỉnh táo nhanh chóng do có chứa hàm lượng cafein giúp kích thích hệ thần kinh. Cà phê có mùi thơm nồng là nhờ sự hiện diện của các hợp chất dễ bay hơi có trong bảng thành phần hóa học của hạt cà phê và quá trình rang xay tác động. Trong đó bốn hợp chất chính tạo nên mùi thơm này là: Pyrazine (mùi ngọt), furan (mùi thơm hạt rang, mùi đất), aldehyd (mùi khói, mùi cháy), ketone (mùi bơ, nấm)
2.1 Thời gian sinh trưởng của cà phê
Cây cà phê có thể sống đến 70 năm, từ khi bắt đầu trồng đến khoảng 3-4 năm là cây có thể bắt đầu thu hoạch. Đến năm 25 được xem là già và không thể cho chất lượng cà phê ngon nữa đối với giống cà phê chè. Còn với cà phê vối thì khoảng 20-30 năm thì cây sẽ được xem là già và không đáp ứng được khả năng thu hoạch.
2.2 Tinh chất của cà phê
– Khối lượng và thể tích của cà phê: Bột cà phê nguyên chất có khối lượng nhẹ hơn so với các loại bột cà phê đã pha trộn khác.
– Độ xốp và ẩm của cà phê: Bột cà phê thật thường xốp và nhẹ, rời hơn. Với các loại bột cà phê pha trộn thì bột sẽ ẩm, dễ vón cục.
– Màu cà phê: Bột cà phê thật có màu nâu đậm hoặc khi rang chưa tới sẽ có màu vàng sáng, vị chua. Còn với cà phê pha bột ngũ cốc thì phải rang cháy đen để nước cà phê có màu đen và loại bỏ mùi hạt ngũ cốc.
– Mùi của cà phê: Mùi cà phê chuẩn nhẹ nhàng, thanh tao chứ không nồng đậm. Đặc biệt, không có mùi bơ, caramen nồng nặc
2.3 Khu vực trồng cà phê
Khí hậu thích hợp để trồng cà phê đạt chuẩn tốt nhất là những nước ở gần khu vực xích đạo, khí hậu nóng ẩm và có đất đỏ bazan. Một số nước ở Châu Phi, Brazil, Malaysia, Ấn Độ và cả Việt Nam là những nước có năng suất và chất lượng hạt cà phê tốt nhất.
Các vùng trồng cà phê phổ biến tại Việt Nam tập trung tại các tỉnh thành Tây Nguyên như Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia lai, KonTum, Lâm Đồng.
3. Các chất có trong cà phê
Các thành phần chính của hạt cà phê gồm axit cafein, polyphenol và caffeine để tạo mùi thơm cho sản phẩm. Chất Caffeine trong các loại thức uống cà phê có tác dụng kích thích hệ thần kinh và là chất chống oxy hóa hàng đầu (polyphenol và axit hydrocinnamic). Bên cạnh đó, cà phê cũng cung cấp các loại dưỡng chất khác như vitamin B1-3. B5, Mangan, Kali, Photpho…
II. Các loại cà phê được trồng ở Việt Nam
Nguồn gốc của cà phê ở Việt Nam bắt nguồn từ năm 1888, khi người Pháp lập đồn điền cà phê đầu tiên ở Việt Nam. Khi này, giống cà phê Arabica được trồng phổ biến nhất.
Đến năm 1908, người Pháp tiếp tục mang hai giống cà phê khác là Robusta và Excelsa đến đây trồng và thấy rằng thổ nhưỡng, khí hậu tại đây rất thích hợp để trồng cà phê. Cà phê được chia làm 2 loại là cà phê phối và cà phê chè
Hiện nay, Việt Nam đã trở thành quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới với 3 giống cà phê sau:
Cà phê Robusta (90%)
Hạt cà phê Robusta là giống cà phê được ưa chuộng nhất tại Việt Nam bởi có vị nồng đậm và hàm lượng Caffeine cao tới 2-4%, trong khi Arabica chỉ có 1-2.5%. Ngoài ra, hậu vị của cà phê Robusta không bị chua, dễ uống nên rất được người Việt yêu thích.
Cà phê Arabica (10%)
Cà phê Arabica có thân và lá tương đối nhỏ, khá giống cây chè tại Việt Nam. Đây cũng là giống cà phê đầu tiên người Pháp đưa vào Việt Nam năm 1875. Vị của cà phê Arabica nhạt hơn, nhưng có hậu vị chua nhẹ, nước trong màu hổ phách, phù hợp khẩu vị của người phương Tây. Một số giống cà phê Arabica phổ biến như: Moka, Catuai, Bourbon, Catimor
Cà phê anh đào
Cà phê anh đào hay còn lại là Cà phê Cherry, Cà phê Chari hay cà phê Mít, có nguồn gốc từ khu vực gần sa mạc Sahara. Do ưa điều kiện khí hậu khắc nghiệt nên giống cà phê này có thân cao to, là to để trữ nước. Ở nước ta, cà phê mít chiếm tỉ lệ rất ít.
III. Tác dụng của cà phê đối với sức khỏe
Ngoài công dụng giúp kích thích hệ thần kinh và khiến người dùng tỉnh táo, tập trung làm việc thì uống cà phê còn các các công dụng sau:
– Giúp giảm cân nhanh chóng, hiệu quả nhờ hàm lượng cafein cao có trong cà phê
– Phòng ngừa các bệnh tiểu đường, tim mạch, gout
– Uống cà phê giúp giảm stress, lo âu và căng thẳng
– Bột cà phê còn có tác dụng khử mùi hiệu quả
– Bã cà phê cung cấp chất dinh dưỡng thích hợp làm phân bón cây trồng
Mặc dù cà phê có mùi tác dụng hữu ích nhưng uống quá nhiều sẽ khiến bạn mất ngủ, tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim do có hàm lượng Caffeine cao. Ngoài ra, nếu uống quá nhiều cà phê có thể làm trào ngược axit, ợ nóng. Để đảm bảo sức khỏe, một ngày tối đa bạn chỉ nên sử dụng 1 ly.
Bài viết trên đã chia sẻ các kiến thức về cà phê và định nghĩa cà phê là gì để giúp bạn hiểu biết chi tiết về loại thực phẩm này. Để lựa chọn được sản phẩm cà phê chất lượng tốt, đảm bảo uy tín bạn có thể ghé qua hotmenu.net nhận được ưu đãi giảm giá tốt nhất hiện nay nhé!